Cửa khẩu quốc tế Việt Nam – Trung Quốc là nơi diễn ra những hoạt động giao thương xuất và nhập khẩu hàng hóa, thực phẩm, quần áo… giữa hai quốc gia. Nhiều người đã lựa chọn việc sang Trung Quốc đánh hàng thông qua các tuyến đường bộ nhờ cửa khẩu Trung – Việt. Dưới đây là danh sách các cửa khẩu biên giới Việt Trung mà Hải Tàu Logistics bật mí cho bạn. Cùng tìm hiểu ngay nhé.
1. Cửa khẩu Móng Cái
Nằm ở giữa biên giới của hai nước Việt – Trung, là cửa khẩu quốc tế đầu tiên ở phía Bắc giao lưu với Trung Quốc. Một trong những cửa khẩu Việt Nam Trung Quốc lớn, giao thương tấp nập. Ở Việt Nam, cửa khẩu thuộc địa bàn phường Hoà Lạc, Thành phố Móng Cái, tỉnh Quảng Ninh. Còn ở phía Trung Quốc, cửa khẩu thuộc địa bàn của thị xã Đông Hưng.
Mặt hàng được giao thương tại cửa khẩu Viêt Trung Móng Cái rất đa dạng và phong phú. Việt Nam chủ yếu nhập khẩu mặt hàng vải vóc, quần áo may sẵn, giầy dép Trung Quốc, đồ điện tử, đồ chơi trẻ em, bánh kẹo… Và xuất khẩu sang bên Trung Quốc những mặt hàng nông sản, thực phẩm như chè, cà phê, lạc vừng, cao su sơ chế, hải sản tươi sống.
2. Cửa khẩu Hoành Mô
Cửa khẩu Hoành Mô là một trong ba cửa khẩu thuộc địa bàn tỉnh Quảng Ninh. Cửa khẩu Hoàng Mô thuộc thôn Đồng Mô, xã Hoành Mô, Bình Liêu, Quảng Ninh. Cửa khẩu này nằm ngay điểm cuối đường quốc lộ 18C. Bên kia biên giới Việt – Trung là cửa khẩu Động Trung nằm tại tỉnh Quảng Tây, Trung Quốc.
3. Cửa khẩu Bắc Phong Sinh
Là cửa khẩu cuối cùng nằm trong danh sách các cửa khẩu thuộc địa phận Quảng Ninh. Cửa khẩu Bắc Phong Sinh thông thương với cửa khẩu Lý Hỏa tại Quảng Tây Trung Quốc.
4. Cửa khẩu Hữu Nghị
Cửa khẩu quốc tế Hữu Nghị hay còn được biết với cái tên cửa khẩu Bằng Tường – Trung Quốc. Cửa khẩu nằm giữa biên giới Việt Nam Trung Quốc, là cầu nối đặc biệt quan trọng trong việc phát triển kinh tế giữa hai nước. Tại nơi đây, Việt Nam cắm cột mốc 1116, bên phía Trung Quốc cắm cột mốc 1117, đây là hai cột mốc cỡ lớn có gắn Quốc huy của hai nước.
Cửa khẩu quốc tế Hữu Nghị nằm trên đường quốc lộ 1A, phía Bắc cách thành phố Lạng Sơn 17 km, phía Đông Bắc cách Hà Nội 171 km. Việt Nam chủ yếu xuất khẩu các mặt hàng tinh bột sắn, hàng nông sản, đồ gỗ thủ công mỹ nghệ và nhập khẩu hững mặt hàng có giá trị lớn như máy móc, thiết bị, ô tô tải nguyên chiếc.
5. Cửa khẩu Đồng Đăng
Cùng nằm trong địa phận Lạng Sơn, cửa khẩu Đồng Đăng chính là trạm kiểm soát của nhà ga Đồng Đăng nơi kết thúc tuyến đường sắt Hà Nội – Đồng Đăng. Hết địa phận Việt Nam, được nối với nhà ga Bằng Tường tuyến Nam Ninh – Bằng Tường của Trung Quốc. Nếu đi sang Trung Quốc bằng đường tàu hỏa thì bạn có thể tìm hiểu về tuyến đường đi qua cửa khẩu Đồng Đăng này.
gợi ý
➡ Đến với Hải Tàu, cung cấp dịch vụ tốt nhất cho khách hàng với phí dịch vụ thấp nhất thị trường, phí đặt cọc chỉ 30% giá trị đơn hàng.
➡ Cam kết mua đúng link của khách hàng và hoàn trả 100% nếu mất hàng hoặc vỡ hàng do vận chuyển.
6. Cửa khẩu Cốc Nam
Cửa khẩu này nằm tại vùng đất Cốc Nam thuộc xã Tân Mỹ, Văn Lãng, Lạng Sơn. Nếu thông thương từ cửa khẩu Cốc Nam, sang phía bên kia Trung Quốc chính là cửa khẩu Lũng Vài thuộc Bằng Tường, Quảng Tây.
7. Cửa khẩu Pò Nhùng
Một trong các cửa khẩu Việt Nam Trung Quốc thuộc tỉnh Lạng Sơn là cửa khẩu Pò Nhùng. Cửa khẩu Pò Nhùng thông thương với cửa khẩu Dầu Ải của Trung Quốc. Từ cửa khẩu Pò Nhùng. bạn có thể sang được Bằng Tường, Quảng Tây cũng giống với cửa khẩu Cốc Nam.
8. Cửa khẩu Bản Chắt
Nằm tại bản Chắt thuộc xã Bính Xá, huyện Đình Lập, Lạng Sơn. Phía bên kia của cửa khẩu là cửa khẩu Bản Lạn, Đồng Miên thuộc Quảng Tây, Trung Quốc.
9. Cửa khẩu Chi Ma
Cửa Khẩu Chi Ma được mở vào năm 2018 tại địa bàn Chi Ma, xã Yên Khoái, huyện Lộc Bình tỉnh Lạng Sơn. Nối liền với cửa khẩu Chi Ma là cửa khẩu Ái Điểm nằm tại Ninh Minh, Quảng Tây.
10. Cửa khẩu Co Sâu
Thuộc Co Sâu thuộc thị xã Cao Lâu, huyện Cao Lộc tỉnh Lạng Sơn. Cửa khẩu Co Sâu thông thương với cửa khẩu Bắc Sơn, Ninh Minh, Quảng Tây.
Ngoài ra, tỉnh Lạng Sơn còn có cửa khẩu Bình Nghi nằm tại xã Đào Viên, Tràng Định, Lạng Sơn. Và cửa khẩu Na Hình nằm tại xã Thụy Hùng, Văn Lãng, Lạng Sơn. Hai cửa khẩu này đều giáp với biên giới thuộc địa phận tỉnh Quảng Tây Trung Quốc.
11. Cửa khẩu Lào Cai
Nằm ngay vị trí trung tâm Thành phố Lào Cai là một trong ba cửa khẩu Việt Nam Trung Quốc quan trọng giao lưu kinh tế thương mại qua đường biên giới đất liền giữa hai nước Việt – Trung.
Các hoạt động xuất nhập cảnh diễn ra tại nơi đây được tiến hành và kiểm tra vô cùng chặt chẽ. Các mặt hàng xuất khẩu sang Trung Quốc chủ yếu là nông sản như sắn, hoa quả, gạo, đồ thủ công mỹ nghệ… nhập khẩu những mặt hàng có giá trị lớn như máy móc, thiết bị, nguyên liệu đầu vào cho hoạt động sản xuất nông nghiệp…
12. Cửa khẩu Mường Khương
Khi nhắc tới cửa khẩu thuộc địa phận Lào Cai thì điển hình cửa khẩu Quốc tế Lào Cai được xem là cửa khẩu lớn và quan trọng. Ngoài ra,không thể thiếu cửa khẩu Mường Khương, thuộc xã Mường Khương, Lào Cai. Cửa khẩu này là cầu nối với cửa khẩu Kiều Đầu Trung Quốc. Và nằm trong khu kinh tế cửa khẩu của Lào Cai.
13. Cửa khẩu Bản Vược
Là một cửa khẩu phụ nằm tại tỉnh Lào Cai. Thông thương với cửa khẩu Ba Sa, Vân Nam, Trung Quốc. Được thông thương với nhau bằng phà qua sông Hồng.
>>>> NỘI DUNG LIÊN QUAN:
- Cách quy đổi tiền Trung sang Việt chính xác, đơn giản
- Bỏ túi một số câu giao tiếp tiếng Trung cơ bản khi đặt hàng Trung Quốc
Trên đây, Hải Tàu Logistics tổng hợp một số các cửa khẩu Việt Nam với Trung Quốc. Ngoài ra còn một số những cửa khẩu khác như tại Cao Bằng gồm: cửa khẩu A Pa Chải, cửa khẩu U Ma Tu Khoòng, cửa khẩu Ma Lù Khàng. Tại Hà Giang có cửa khẩu Săm Pun, cửa khẩu Phó Bảng, cửa khẩu Thanh Thủy… Hải Tàu đã tổng hợp một số cửa khẩu biên giới Việt Trung chính, bạn có thể tìm hiểu thêm các cửa khẩu khác nữa nhé!